Câu chuyện Nông Thị Xuân

Theo Vũ Thư Hiên kể trong cuốn hồi ký của ông là "Đêm giữa ban ngày", Nông Thị Xuân vào năm 1955 được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào để trông nom sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuân cùng người em gái ruột tên Vàng và người em gái họ tên Nguyệt được bố trí ở trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát phố Quang Trung. Thông thường bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn đích thân đưa Xuân vào Phủ Chủ tịch gặp Hồ Chí Minh, sau đó lại đưa về.[7] Bà sinh một người con trai cho Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung vào cuối năm 1956.[4][10] Cũng theo câu chuyện này, Chính quyền miền Bắc đã che giấu mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân, ngoài ra họ còn giữ bí mật về tính cách, cuộc sống của Hồ Chí Minh.[11][12]

Cũng theo Vũ Thư Hiên kể, đầu năm 1957, Nông Thị Xuân bị sát hại ở gần Hồ Tây, Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam để ngăn chặn mối tình cũng như việc kết hôn với Hồ Chí Minh.[1][5][6] Tuy nhiên lại có hai lời đồn về cái chết được đưa ra. Lời đồn thứ nhất là khi bà Xuân hỏi một trong số những lãnh đạo trong chính quyền, mong muốn quan hệ của mình được Chính phủ thừa nhận và trở thành phu nhân của Hồ Chí Minh thì ông Hồ và những người lãnh đạo Đảng Lao động là Lê DuẩnTrường Chinh đã phản đối và ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu bà.[6][7], Trần Quốc Hoàn đã cưỡng bức Nông Thị Xuân nhiều lần, sau đó đánh chết, xác bà bị đặt trên đường Cổ Ngư cho xe ô tô cán lên để che giấu vụ giết người dưới vỏ bọc một vụ tai nạn xe hơi[1][6][11] Một lời đồn khác thì lại kể rằng bà bị sát hại trong một vụ tai nạn xe hơi đã được lên kế hoạch từ trước.[4] Cũng theo lời kể của Vũ Thư Hiên, lãnh đạo Đảng Cộng sản sau đó đã xoá hết tất cả các tư liệu liên quan đến bà, không cho công chúng biết.[6]

Theo Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập của báo Nhân dân, đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1990 bỏ ra nước ngoài lưu vong và trở thành một nhân vật bất đồng chính kiến chống Nhà nước Việt Nam), sau khi mẹ mất, Nguyễn Tất Trung được Nguyễn Lương Bằng đưa về gia đình nuôi vài tháng trong năm 1957, rồi giao lại cho gia đình tướng Chu Văn Tấn trên Thái Nguyên trông nom vài năm. Sau đó, Trung được đưa vào trại mồ côi của Hội phụ nữ cứu quốc trung ương, rồi được vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Nhưng một lần khác, Bùi Tín lại kể rằng ông Vũ Kỳ, thư ký riêng lâu năm (từ năm 1948) của Hồ Chí Minh, sau khi Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969 đã đưa Trung về sống với gia đình, nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung, cho đi học ở trường phổ thông Chu Văn An cạnh Hồ Tây cùng hai con ông là Vũ Quang và Vũ Vinh, cùng độ tuổi với Trung.

Cũng theo Bùi Tín kể, năm 32 tuổi (1988), Nguyễn Tất Trung lấy vợ tên là Lưu Thị Duyên. Hai người có một con trai sinh năm 1992, đặt tên là Vũ Thanh, sau đổi là Nguyễn Thanh Trung. Bùi Tín kể rằng, năm 1989 ông hay tới chơi nhà Vũ Kỳ và có gặp Trung ở đó. Vì bị bệnh, học không đến nơi đến chốn, nên Trung khó kiếm việc làm. Có lúc làm giữ kho, bảo vệ công xưởng. Khi sức khỏe khá lên, 2 vợ chồng mở quán cà phê, ở sau ga Hàng Cỏ (Hà Nội), rồi dời về cổng trường Đại học Bách khoa. Sau này Trung được cấp nhà, được nhận chức vụ sĩ quan quân đội, nhận lương cấp thượng tá.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nông Thị Xuân http://www.smh.com.au/articles/2002/08/14/10291139... http://gardendistrictbookshop.shelf-awareness.com/... http://www.voatiengviet.com/content/a-19-2009-09-1... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/BuiTinTalkA... https://books.google.com/books?id=082R3MlMLfAC&pg=... https://books.google.com/books?id=2h5IAAAAMAAJ&q=n... https://books.google.com/books?id=3W48Jxr7X8wC&pg=... https://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeq... https://vietbao.com/a101207/so-phan-con-nguoi-khon... https://web.archive.org/web/20140304235435/http://...